Đặc sản Tây bắc ấm lòng Tết miền xuôi

Miền Tây Bắc khó quên với nhiều người không chỉ vì thiên nhiên kỳ thú, còn là bởi những sản vật đã làm nên đặc trưng của riêng núi rừng nơi đây.

Chẳng phải ai cũng có thể đến được với miền Tây Bắc để được thả hồn mình giữa núi rừng ngập trắng hoa ban, để thấm thía cái rét ngọt của gió mùa về chốn vùng cao sương phủ, và để chìm đắm trong nhiều cảm giác ngất ngây khó tả khi thưởng thức đặc sản Tây Bắc trong cái ấm áp của tình người.

Chính cái bếp lửa ấy đã đưa hết cái nét riêng của miền Tây Bắc lắng đọng cả vào những món ăn. Và có một thực khách đã say. Say thịt, say rượu, say cả tình người ấm áp nơi đây.

Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp là một trong những đặc sản Tây Bắc được ưa chuộng nhất trong những ngày Tết.

Trâu là con vật quý, là gia tài của người dân tộc Tây Bắc. Nên người ta chỉ làm thịt trâu khi nó già, mất sức lao động, hoặc khi nó ngã ra vì rét đậm. Thịt bắp được cắt từng tảng khá lớn, ướp gia vị rồi treo trên bếp lửa, khói bếp từng ngày dần xông khô nó. Cho nên tảng thịt để được cả năm trời, không cần bảo quản.

dac san tay bac am long tet mien xuoi - Đặc sản Tây bắc ấm lòng Tết miền xuôi

Miếng thịt trâu đen đủi, khô khốc tưởng nhám xàm nhưng càng nhai sẽ càng nghe mùi thơm,chua, cay, mặn, ngọt đằm thắm miệng lưỡi và ngào ngạt hương vị hoang dã của núi rừng. Đặc biệt, nó lại có lẫn mùi thơm khó tả của khói bếp khiến cho ta cảm giác nao lòng nhớ đến quê nhà.Thịt trâu gác bếp phải xé từng miếng to thì ăn mới cảm nhận được vị ngọt của nó, thưởng thức thêm ngụm rượu ngô rượm màu, thơm ngào ngạt mới thấy được giá trị quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho nơi đây.

Xem thêm:  Cách làm món vịt xiên nướng Tây Bắc thơm mùi mắc khén

Thịt bò gác bếp

Thịt bò gác bếp là món ăn được chế biến từ phần thịt có thớ rộng của những con bò thả rông, được tẩm ướp gia vị và hong khô trên bếp củi từ cây rừng núi đá. Khoảng 5 đến 6 ngày là có thể thưởng thức được món thịt bò gác bếp. Với món thịt bò gác bếp thì chúng ta sẽ không nước trực tiếp thịt bò mà cuộn lại vào trong lá rong, sau đó vùi vào trong tro bếp. Sau khi cho ra ngoài chúng ta phải đập để thịt bò hết tro xung quanh, giúp thịt tơi hơn và thành từng thớ. Khi ăn bên ngoài có vị ngọt thơm và hơi mùi khói bếp, bên trong sẽ có mùi vị của các loại lá cây rừng hòa quyện khiến lòng người không thể nào quên.

Lạp xưởng gác bếp

Lạp xưởng gác bếp Tây Bắc được chế biến cầu kỳ hơn rất nhiều so với ở vùng đồng bằng. Nhân của lạp xưởng được làm bằng thịt thăn, thịt vai hoặc thịt mông lợn. Tất cả được băm nhỏ và tẩm ướp gia vị, sau cùng là chút rượu để làm chất lên men. Rồi nhồi vào bong bóng để trở thành lạp xưởng. Sau khi chế biến xong, lạp xưởng được phơi khô khoảng ba nắng rồi treo lên gác bếp, khói và hơi nóng của bếp lửa làm cho miếng thịt săn hơn và ngon hơn. Khi ăn có mùi thơm của thịt, có độ dai của lòng, độ đậm của gia vị, có thể ăn được nhiều mà không chán. Điều đặc biệt là vẫn còn hương vị của khói gác bếp và hơi lửa, những hương vị đặc trưng của vùng Tây Bắc…

Xem thêm:  Những món ăn vặt chỉ người Thái Tây Bắc mới có

Ngoài thịt trâu, thịt bò và lạp xưởng gác bếp, Tây Bắc còn nổi tiếng với những đặc sản khác như thịt ngựa, thịt lợn mán gác bếp và măng khô. Mỗi món ăn đều có những đặc trưng riêng để dù chỉ một lần được thưởng thức, hương vị của nó vẫn bám riết trong lòng.

Tết 2016 đã cận kề, những đặc sản của vùng Tây Bắc sẽ góp phần làm cho không khí Tết miền xuôi thêm sắc màu và cảm nhận được không khí Tết của đồng bào nơi rẻo cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *