Cách làm bánh khẩu xén – đặc sản của người Thái ở Điện Biên

Khẩu Xén là loại bánh truyền thống của dân tộc Thái trắng ở thị xã Mường Lay, Điện Biên, được chế biến từ gạo nếp và sắn tươi có hương vị rất đặc trưng.

Cứ mỗi độ Xuân về, khắp các bản làng người dân tộc Thái trắng ở thị xã Mường Lay lại rộn rã tiếng chày giã bánh Khẩu Xén để đãi khách du lịch, làm quà biếu cho bà con, bạn bè từ phương xa tới chúc Tết.

1. Nguyên liệu làm món bánh Khẩu Xén

Khẩu Xén là 1 trong những món ăn đặc sản ở Điện Biên, là loại bánh như bánh phồng tôm nhưng chắc và dai hơn. Bánh có thể được làm từ nhiều loại nguyên liệu như gạo nếp cẩm có màu đen, gạo nếp nương có màu trắng hoặc pha thêm gấc để có màu vàng, thêm màu của cây cơm nếp để có màu tím.

Ngoài ra, Khẩu Xén còn được làm từ sắn tươi, loại sắn nạc chỉ có ở vùng này.

cách làm bánh khảu xén – dạc sản của nguòi thái ỏ diẹn bien - Cách làm bánh khẩu xén – đặc sản của người Thái ở Điện Biên

Được trồng trên những vách đá nhưng do phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên cây sắn tại đây phát triển rất mạnh mẽ. Người trồng không cần chăm bón quá nhiều nhưng luôn phải thu hoạch sắn vào sáng sớm để kịp chế biến trong ngày.

Nếu bạn muốn đi du lịch Điện Biên để thưởng thức món bánh độc đáo này, đừng bỏ qua Cẩm nang du lịch Điện Biên này nhé!

2. Cách làm món bánh Khẩu Xén của người Thái

2.1. Bánh Khẩu xén làm từ gạo nếp

Gạo nếp được sàng sảy hết bụi và tạp chất, vo kỹ rồi ngâm vài tiếng cho mềm, sau đó đưa vào chõ đồ lên thành xôi.

Xem thêm:  Những món đặc sản Hòa Bình đừng nên bỏ lỡ

Sau khi để xôi nguội, bà con cho vào cối gỗ để giã nhuyễn như bánh giầy. Hiện nay, nhiều gia đình đã đầu tư máy nghiền chạy bằng điện nên khâu làm nhuyễn bánh đã nhanh hơn rất nhiều.

Sau đó, thứ nguyên liệu dẻo quánh này được đưa lên bàn gỗ có các tấm nylon lót bên dưới. Các mẹ, các chị dùng một ống tre cán thành những miếng tròn như những chiếc bánh đa lớn, nhưng mỏng hơn nhiều, rồi đem để lên những chiếc giá nhiều tầng phơi cho se đi.

cách làm bánh khảu xén – dạc sản của nguòi thái ỏ diẹn bien 1 - Cách làm bánh khẩu xén – đặc sản của người Thái ở Điện Biên

Tiếp theo là công đoạn cắt tạo hình và phơi Khẩu Xén đến khi khô hẳn.

2.2. Bánh Khẩu Xén làm từ sắn

Khẩu Xén sắn cũng làm tương tự như vậy, chỉ có điều sắn thu hoạch phải thật tươi, vừa đào trên nương về là phải lột vỏ, rửa sạch, loại bỏ những phần hỏng để đảm bảo những củ được chọn có chất lượng, nhiều tinh bột. Sau đó nạo sắn nhỏ như sợi bún.

Tiếp theo, sắn được cho vào máy xát nhỏ rồi được trộn với gấc để tạo màu. Bánh có bốn màu chủ đạo là trắng, đỏ, vàng và tím đều được tạo ra từ những nguyên liệu tự nhiên.

  • Màu tím: là màu của nếp cẩm
  • Màu xanh: là mà của lá dứa (lá cơm nếp)
  • Màu cam: là màu của gấc
  • Màu trắng là màu tự nhiên của sản phẩm

Sau khi được đồ chín, sắn được xay nhuyễn và trộn với đường, sữa. Từ đó, hỗn hợp sắn được cán mỏng, phơi khô. Miếng bánh Khẩu Xén được cắt theo hình bình hành, nhỏ hơn 2 ngón tay một chút.

Xem thêm:  Hướng dẫn làm món súp gà nấm nóng hổi và bổ dưỡng

cách làm bánh khảu xén – dạc sản của nguòi thái ỏ diẹn bien 2 - Cách làm bánh khẩu xén – đặc sản của người Thái ở Điện Biên

Cuối cùng, bánh được rán lên thơm ngon, nở phồng nhìn rất bắt mắt, cho vào miệng, miếng bánh giòn tan, thơm ngát và đậm đà hương vị của gạo nếp, sắn tươi. trở thành món ăn vặt với hương vị hấp dẫn.

Hương vị Khẩu Xén cũng có nhiều loại, vị ngọt cho trẻ con, vị mặn cho phụ nữ và người già, có cả bánh nhạt để chấm gia vị dành cho đàn ông nhắm rượu.

Mời bạn xem video dưới đây để hiểu rõ hơn về món bánh Khẩu Xén độc đáo này

Bà Điêu Thị Cái, 53 tuổi ở bản Bắc cho biết, các bản trong khu vực thị xã như bản Hốc, bản Xá Đán, bản Chi Luông, bản Bó… đều biết làm loại bánh này để ăn trong dịp Tết, nhưng chỉ có bản Bắc là làm nhiều để bán ra thị trường.

Có người đến mua một vài cân về ăn, có người mua vài chục cân đến vài tạ để phục vụ đám cưới, hay mang đi các địa phương khác bán.

Trước đây, vào khoảng 25-26 tháng Chạp, các gia đình thường làm bánh Khẩu Xén chỉ để phục vụ nhu cầu gia đình. Sau khi nước hồ thủy Sơn La dâng lên, do ruộng trồng lúa bị ngập hết nên các hộ trong bản sản xuất loại bánh này để bán ra thị trường, tạo việc làm cho người trong bản.

Trung bình, mỗi hộ từ 3-4 lao động làm khoảng 8-10 kg/ngày, cũng đủ tiền để mua gạo, mua thức ăn chăn nuôi…

Xem thêm:  Bạn sẽ tiếc hùi hụi nếu không thử 7 đặc sản này khi đến Điện Biên

Với cách chế biến đơn giản, dễ sử dụng, hương vị đậm đà và hợp khẩu vị với nhiều người, Khẩu Xén ngày càng được nhiều gia đình tìm mua về để sử dụng trong những ngày Tết Nguyên đán như một loại thực phẩm độc đáo để tiếp khách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *