Cách chế biến, bảo quản sâu chít

Sâu chít là một trong những loại đặc sản hiếm có chỉ xuất hiện ở vùng núi phía Bắc của nước ta. Công dụng nổi bật nhất của sâu chít được dân gian tương truyền ca ngợi là phục tráng sức khỏe.

Sâu chít là một loại côn trùng sống trong thân cây chít, vào tháng 11-12 hằng năm, đồng bào vùng cao lên núi thu hoạch sâu, mang về chủ yếu để ngâm rượu uống, hoặc chế biến thành các món ăn như hấp, rang vàng, khi ăn có vị rất ngậy, thơm ngon và giàu dinh dưỡng.

cach che bien bao quan sau chit - Cách chế biến, bảo quản sâu chít

Những con sâu béo múp vừa được lấy ra từ ngọn cây chít

Theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc, người ta sẽ chọn những cây có dấu hiệu bị bệnh, không thể ra được hoa, đó chính là những cây có ấu trùng ký sinh. Vào những ngày cuối đông, dân bản rủ nhau lên rừng thu hoạch sâu chít. Tầm này lên các chợ vùng cao sẽ thấy sâu được bày bán rất nhiều. Những ngọn chít có chiều dài khoảng 35-40cm được bó rất gọn ghẽ. Khi bán người ta bán luôn cả ngọn cây chít chứ không bán rời mình sâu, khi có khách đến mua thì mới dùng dao chẻ đôi ngọn để lấy sâu ra.

cach che bien bao quan sau chit 1 - Cách chế biến, bảo quản sâu chít

Sâu non sống trong ngọn cây chít để hút chất dinh dưỡng

Những con sâu chít có màu vàng óng hoặc trắng sữa, mình căng mọng được thả vào chậu rượu nhạt, làm như vậy cốt để sâu không bị thâm và không biến đổi chất. Sâu chít rất giàu đạm, các loại axit amin cần thiết cho cơ thể, vì vậy có tác dụng điều trị suy dinh dưỡng, nâng cao thể trạng và tăng sức đề kháng của cơ thể, chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh.

Với những chứng minh khoa học mới nhất cho thấy, sâu chít có tác dụng gây độc tế bào ung thư người, có thể bào chế thành dược liệu để chống khối u, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư.

cach che bien bao quan sau chit 2 - Cách chế biến, bảo quản sâu chít

Ngâm sâu trong nước sạch hoặc rượu nhạt để nhả hết chất bẩn

Sâu chít là loại đặc sản hiếm có, người ta chế biến thành những món ăn thơm ngon hấp dẫn, rất giàu chất đạm và dưỡng chất. Cách chế biến sâu chít đơn giản nhất là rán cùng trứng để ăn với cơm, giống như một món ăn mặn. Người ta cũng làm sâu chít ngâm để sử dụng, sâu sau khi đã ngâm qua rượu nhạt thì được vớt ra để ngâm trực tiếp với rượu nồng độ vừa phải, sâu chít ngâm rượu từ 3 tháng trở lên sẽ đổi sang màu vàng sậm, càng ngâm lâu thì màu càng đậm hơn, sâu sẽ béo ngậy.

Để bảo quản được lâu, người ta mang sâu chít đi sấy khô, như vậy khi ngâm rượu sẽ có mùi thơm và ngậy, sẽ nhanh được uống hơn. Sâu chít khô có thể tán nhỏ để dùng làm thuốc hoặc nấu cháo cho người suy dinh dưỡng, người có thể trạng yếu, người mới ốm dậy.

cach che bien bao quan sau chit 3 - Cách chế biến, bảo quản sâu chít

Có thể chế biến sâu chít bằng cách rán với trứng hoặc nấu cháo

Cách chế biến sâu chít rất đơn giản:

Bước 1: Chẻ ngọn chít ra khéo léo để tránh làm chết sâu, rồi nhẹ nhàng lấy sâu ra.

Bước 2: Thả sâu vào chậu nước sạch, hoặc có pha thêm chút rượu để sâu không bị thâm, đợi đến khi sâu nhả hết chất bẩn rồi tiếp tục thay nước, 1 tiếng thay khoảng 2-3 lần.

Bước 3: Vớt sâu chít ra để cho ráo, tráng lại một lần nữa bằng rượu cho sạch hết chất bẩn còn lại.

Bước 4: Bỏ sâu vào chai rồi từ từ rót rượu vào, sau khoảng 3 tháng là bạn đã có một bình rượu sâu chít ngon tuyệt hảo. Tỉ lệ ngâm sâu chít hợp lý nhất là 1 lít rượu với 2 lạng sâu.

Rượu sâu chít càng ngâm lâu thì càng tốt, vì dưỡng chất của sâu tiết ra từ từ, tốt nhất là để một năm trở đi, lúc này uống rượu có vị ngọt dịu, thơm nhẹ vô cùng hấp dẫn, nhiều người còn cho rằng mùi vị không kém gì rượu vang của nước ngoài.

Thanh Tâm

Bài viết liên quan

Xem thêm:  Khám phá vũ điệu dân gian Tây Bắc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *